Tên Việt Nam: | DUỐI |
Tên Latin: | Streblus asper |
Họ: | Dâu tằm Moraceae |
Bộ: | Gai Urticales |
Lớp (nhóm): | Cây gỗ trung bình |
RUỐI
Streblus asper Lour.
Họ: Dâu tằm Moraceae
Bộ: Gai Urticales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây cao 4 - 8m. Thân cong queo, chia cành sớm, vỏ màu xám, nhiều xơ và có nhựa mủ trắng. Cành non nhiều lông. Lá đơn, mọc cách cứng, ráp, dài 4 - 11cm, rộng 2 - 3cm hình trứng hoặc trứng trái xoan, đầu tù hoặc có mũi nhọn ngắn, gốc hẹp dần, mép lá có răng cưa không đều, đôi khi nguyên, gân nổi ở mặt dưới, cuống lá có lông. Lá kèm hình tam giác tồn tại. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực hình đấu, đường kính 5 - 7mm, xếp dày đặc trên cành, hoa có cành đài hình ngọn giáo thuôn, xếp vặn, dính với nhau ở gốc, nhị 4 xếp đối diện với cánh đài. Hoa cái đơn hoặc 2 - 4 chiếc ở nách lá, có lá bắc. Cánh đài có 4 thùy hình bầu dục, nhọn, xếp lợp, bao kín lấy bầu non. Bầu nhẵn, có 2 vòi dài hình sợi, dính nhau ở gốc, 1 noãn. Quả mọng hình cầu, màu vàng có đài tồn tại ở gốc, 1 hạt.
Sinh học, sinh thái:
Cây mọc rải rác trong các rừng thưa hoặc trảng cây bụi. Cây ưa sáng, ưa nhiều loại đất khác nhau, kể cả các loại đất khô, bạc màu sau nương rẫy. Tái sinh hạt và tái sinh chồi đều rất tốt. Hoa tháng 1 - 3.
Phân bố:
Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Nêpan, Mianma, Malaixia...
Việt Nam: Hầu khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam và phân bố ở độ cao đến 600m
Công dụng:
Gỗ màu trắng, thớ mịn, đẹp, mềm, có thể dùng để tiện khắc. Vỏ có nhiều sợi có thể làm nguyên liệu chế tạo giấy và bông nhân tạo. Thân lá có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng. Người ta nhận thấy chất đắng của vỏ có tác dụng đối với cơ tim tương tự như adrenalin. Streblosid có thể so sánh với digitoxin.
Quả chín ăn ngọt và thơm. Lá Duối dùng để đánh bóng đồ gỗ. Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc. Vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy. Lá làm thức ăn cho gia súc. Nhiều bộ phận được dùng làm thuốc:
Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 550.
Nguồn : Sinh Vật Rừng VIệt Nam
0 Nhận xét