Tên Việt Nam:GẮM DÂY
Tên Latin:Gnetum gnemon var. gnemon
Họ:Dây gắm Gnetaceae
Bộ:Dây gắm Gnetales 
Lớp (nhóm):Cây thuốc  

RAU BÉP CÂY

Gnetum gnemon L. var. gnemon (Rumph.) Markgr.

Gnetum gnemon L. var. domesticum (Rumph.) Markgr.

Họ: Dây gắm Gnetaceae

Bộ: Dây gắm Gnetales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ cao tới 10m. Lá rộng 7 - 10cm, nhọn hay cụt ở gốc, hình bầu dục, với mép lá thường tròn. Cụm hoa kéo dài, gồm nhiều vòng cách nhau cỡ 1cm hay hơn. Hoa cái không sinh sản của các cụm hoa đực nhọn ngắn. Hạt xoan bầu dục, dài 18 - 25mm, rộng 11 - 15mm, vàng hay đo đỏ, có lông mịn như nhung.

Sinh học, sinh thái:

Cây mọc trong các rừng thường xanh, rậm, ẩm độ cao dưới 1.000m.

Phân bố:

Loài này mọc ở Thái Lan, Nam Việt Nam và bán đảo Mã Lai,  nước ta có gặp ở Khánh Hoà (Vọng Phu) và Côn Đảo, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh.

Công dụng:

Lá non và quả được dùng ăn như rau, nấu canh rất ngọt,  bán đảo Mã Lai, cây được trồng để lấy lá và quả làm rau. Cây có vỏ cho sợi tốt, thường dùng làm dây nỏ, làm chạc hay thừng. Rễ và thân dây gắm được dùng làm thuốc giảm đau, chữa phong tê thấp, sản hậu gầy mòn, giải các chất độc (độc thức ăn, sơn ăn da, rắn cắn...) cũng dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét. Rễ gắm còn dùng chữa kinh nguyệt không đều. Lá gắm giã đắp chữa rắn cắn. Ở Ấn Độ, dầu hạt dùng xoa bóp trị bệnh tê thấp; thân cây và rễ cây cũng được dùng làm thuốc hạ nhiệt.

 

Tài liệu dẫn: Cây cỏ có ích ở Việt Nam - Võ Văn Chi, Trần Hợp - Trang 201.

Nguồn : Sinh Vật Rừng Việt Nam